Hướng dẫn Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ – Thủ tục – thời gian và chi phí

Cập nhật lần cuối: Jul 27, 2021

Bài viết hướng dẫn đầy đủ thông tin về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ, chứng nhận lãnh sự Ấn Độ đối với giấy tờ của Việt Nam và Ấn Độ để sử dụng tại nước còn lại.

Hiện nay cả Việt Nam và Ấn Độ đều là đối tác chiến lược của nhau. Do đó, các hoạt động thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Ấn Độ đang ngày càng gia tăng. Hơn nữa, số lượng công dân Việt Nam sang học tập và làm việc tại Ấn Độ va số lượng người Ấn Độ sang học tập và làm việc tại Việt Nam cũng đang không ngừng gia tăng. Do đó, việc sử dụng giấy tờ của Việt Nam tại Ấn Độ và ngược lại là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trước khi sử dụng, thì các giấy tờ này phải được hợp pháp hóa lãnh sự/Chứng nhận lãnh sự Ấn Độ.

Vậy chính xác:

  • Chứng nhận lãnh sự/Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ là gì?
  • Làm thế nào để chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ?
  • Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Nhật Bản để sử dụng tại Việt Nam như thế nào?

Hãy cùng Vietnam-visa tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ
Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ

1. Chứng nhận lãnh sự/Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ là gì?

Chứng nhận lãnh sự Ấn Độ là việc cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam chứng thực con dấu, chữ ký trên văn bản của Việt Nam, để từ đó có quan ngoại giao có thảm quyền của Ấn Độ sẽ xác nhận để giấy tờ đó có thể sử dụng hợp pháp tại Ấn Độ.

Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ là việc cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Việt Nam xác nhận chữ ký cũng như chức danh của cán bộ của cơ quan ngoại giao có thẩm quyền của Ấn Độ ký trên văn bản Ấn Độ cần sử dụng tại Việt Nam và con dấu của cơ quan đó.

Các giấy tờ thường được chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự bao gồm:

  • Bằng đại học, bảng điểm,
  • Chứng chỉ Yoga,
  • Xác nhận kinh nghiệm,
  • Lý lịch tư pháp,
  • Giấy khai sinh,
  • Đăng ký kết hôn,
  • Xác nhận tình trạng hôn nhân,
  • Thỏa thuận, Hợp đồng,
  • Chứng nhận xuất xứ, Chứng nhận chất lượng,
  • Báo cáo thuế
  • ….

2. Chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ

Phần này hướng dẫn bạn cách thức chứng nhận lãnh sự đối với giấy tờ của Việt nam để sử dụng tại Ấn Độ, thời gian yêu cầu cũng như chi phí cần thanh toán.

2.1 Chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Việt nam để sử dụng tại Ấn Độ ở đâu

Toàn bộ thủ tục này sẽ được thực hiện ở Việt Nam, cụ thể tại 02 cơ quan là:

  • Cục lãnh sự Hà Nội hoặc Sở Ngoại vụ TP HCM thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, và
  • Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam.

2.2. Thủ tục chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ

Quy trình chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ
Quy trình chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ

Quy trình chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ bao gồm 03 bước như sau:

👉 Bước 1: Dịch thuật công chứng

Bạn mang giấy tờ của Việt Nam cần chứng nhận lãnh sự Ấn Đô đến Sở Tư pháp để dịch thuật công chứng (nếu giấy tờ đó không phải bằng tiếng Anh)

👉 Bước 2: Chứng nhận lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bạn cần hoàn thành tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK hoặc  tờ khai điện tử tại

  • đây nếu giấy tờ đó được cấp tại các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở ra các tỉnh phía Bắc vì khi đó bạn cần Nam chứng nhận lãnh sự với Cục lãnh sự – Bộ ngoại giao Việt Nam, hoặc
  • đây nếu giấy tờ đó được cấp tại các tỉnh thành từ Quảng Ngãi trở vào các tỉnh phía Nam vì khi đó bạn cần Nam chứng nhận lãnh sự Sở ngoại vụ tại Thành phố HCM.

Sau đó, bạn chuẩn bị các giấy tờ bao gồm:

  • Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hoá lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK (nếu chưa điền tờ khai online ở trên) HOẶC bản in tờ khai online đã điền ở trên;
  • Bản gốc + 01 bản photo giấy tờ cần chứng nhận lãnh sự;
  • Bản gốc + 01 bản photo bản dịch thuật công chứng;
  • Bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) nếu nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Ngoại vụ TP HCM hoặc Cục Lãnh sự Hà Nội; HOẶC 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện; HOẶC 02 bản sao nếu nộp qua Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Ngoại vụ được ủy quyền;
  • 01 phong bì có ghi rõ địa chỉ nhận (nếu hồ sơ gửi qua đường bưu điện và yêu cầu trả kết quả qua đường bưu điện).

 Tiếp theo, bạn nộp hồ sơ để được chứng nhận lãnh sự tại một trong các địa chỉ sau:

  • Cục lãnh sự Hà Nội – Bộ ngoại giao Việt Nam: 40 Trần Phú, Quận Ba Đình, Hà Nội nếu giấy tờ đó được cấp tại các tỉnh thành từ Đà Nẵng trở ra các tỉnh phía Bắc;
  • Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh: 184 Bis Pasteur, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh nếu giấy tờ đó được cấp tại các tỉnh thành từ Quảng Ngãi trở vào các tỉnh phía Nam;
  • Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả Sở Ngoại vụ tại địa phương nếu được Bộ Ngoại giao ủy quyền.

👉 Bước 3: Chứng nhận lãnh sự của ĐSQ/Tổng LSQ Ấn Độ tại Việt Nam

Trước tiên, bạn nên lưu ý như sau:

  • Giấy tờ, tài liệu được chứng nhận lãnh sự tại Cục lãnh sự Hà Nội sẽ được nộp lên Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội;
  • Giấy tờ, tài liệu được chứng nhận lãnh sự tại Sở Ngoại vụ TP HCM sẽ được nộp lên Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP HCM

Sau khi xác định rõ địa điểm chứng nhận lãnh sự Ấn Độ, bạn tiến hành đặt lịch hẹn online trước:

  • Cách đặt lịch hẹn với Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội: Vào https://www.indembassyhanoi.gov.in/page/online-appointment/, chọn For Schedule Appointment > Chọn loại dịch vụ là Consular service > chọn Ngày và Giờ nộp hồ sơ còn trống > Chọn Schedule appointment now để đặt lịch hẹn. 
  • Cách đặt lịch hẹn với Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TPHCM: Vào https://www.cgihcmc.gov.in/page/book-appointment/, chọn For Schedule Appointment để đặt lịch hẹn với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam.

Sau khi đặt lịch hẹn online xong, bạn chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn đăng ký hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu,
  • Bản gốc giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự đã có chứng thực hợp lệ của Cục lãnh sự Hà Nội/Sở ngoại vụ TPHCM + 01 bản copy,
  • Bản dịch công chứng sang tiếng Anh giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự đã có xác nhận của Bộ Ngoại giao + 01 bản copy (nếu giây tờ đó không được lập bằng tiếng Anh),
  • Bản gốc + 01 bản chụp hộ chiếu (trang thông tin cá nhân và các trang visa, hoặc thẻ tạm trú còn thời hạn).

Vào ngày hẹn, bạn mang hồ sơ đến Cơ quan đại diện ngoại giao của Ấn Độ tại Việt Nam để nộp:

  • Đại sứ quán Ấn Độ tại Hà Nội:
    • Địa chỉ: 58-60 Trần Hưng Đạo, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • ĐT: +84-24-38244989/90
  • Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh: 
    • Địa chỉ: Villa Orchid 14, An Phú Superior Villa Compound, 36, Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM
    • ĐT: +84-28-37442400
  • Thời gian nhận hồ sơ cho các dịch vụ lãnh sự: từ thứ 2 đến thứ 6 từ 9:00 đến 12:00 (trừ các ngày lễ của Ấn Độ)

Đại sứ quán/Tổng lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam có quyền phỏng vấn người nộp đơn và xác minh tài liệu trước khi chứng thực.

Sau khi nhận được giấy tờ được ĐSQ/TLSQ Ấn Độ tại Việt Nam chứng thực, bạn có thể mang giấy tờ đó sang Ấn Độ để sử dụng một cách hợp pháp.

2.3 Chứng thực lãnh sự Ấn Độ đối với giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ mất bao lâu?

Tổng thời gian chứng nhận lãnh sự Ấn Độ là khoảng 2 – 6 ngày làm việc, trong đó:

  • Thời gian xử lý chứng nhận lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Việt Nam là từ 01-05 ngày làm việc, hoặc lâu hơn nếu cần xác minh thêm.
  • Thời gian chứng nhận lãnh sự tại ĐSQ/TLSQ Ấn Độ tại Việt Nam: 01 ngày làm việc

2.4 Chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ hết bao nhiêu tiền?

Có 03 loại phí bạn cần thanh toán khi chứng nhận giấy tờ Việt nam để sử dụng tại Ấn Độ, đó là:

  • Phí dịch thuật công chứng: phí này khác nhau tùy từng loại giấy tờ,
  • Phí Chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Việt Nam: 30.000 đồng/tem chứng nhận, và
  • Phí chứng nhận lãnh sự của ĐSQ/TLSQ Ấn Độ tại Việt Nam:
    • Đối với giấy tờ cá nhân và giấy tờ giáo dục: 277.000 đồng/tem
    • Đối với giấy tờ thương mại/nhập khẩu từ Ấn Độ: 508.000 đồng/tem
    • Đối với giấy tờ Thương mại: 1.200.00 đồng/tem

Ngoài ra, nếu bạn nộp hồ sơ bằng đường bưu điện, bạn sẽ cần thanh toán thêm phí chuyển phát.

3. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Ấn độ để sử dụng tại Việt Nam

3.1. Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Ấn Độ ở đâu?

Toàn bộ quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ do Ấn Độ cấp để sử dụng tại Việt Nam được thực hiện ở Ấn Độ. Do đó, nếu bạn có giấy tờ Ấn Độ và có nhu cầu sử dụng ở Việt Nam, bạn nên thực hiện trước khi rời khỏi Ấn Độ để tiết kiệm thời gian và chi phí.

3.2. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ấn độ bao gồm những bước nào.

Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ đối với giấy tờ do Ấn Độ cấp để sử dụng tại Việt Nam khác nhau, tùy vào loại giấy tờ mà bạn cần hợp pháp hóa lãnh sự. Cụ thể như sau:

  • Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ E-sanad, và
  • Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ thông thường.

3.2.1 Hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ E-sanad

Hình thức hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ Online này áp dụng vơi các giấy tờ như giấy tờ cá nhân, giấy tờ học thuật hoặc giấy tờ thương mại được lưu trên Kho kỹ thuật số của Ấn Độ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về dự án E-Sanad tại đây.

Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự E-Sanad gồm các bước sau:

👉 Bước 1: Đăng ký chứng nhận lãnh sự Ấn Độ online

  • Người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Ấn độ đầu tiên sẽ truy cập website E-Sanad tại địa chỉ https://esanad.nic.in/ để đăng ký yêu cầu chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Ấn Độ thuộc hệ thống được phép chứng nhận theo E-Sanad.

👉 Bước 2: Chứng nhận lãnh sự Bộ Ngoại giao Ấn Độ

Người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự chỉ cần chờ để nhận được kết quả chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Ấn Độ. Trong thời gian này, yêu cầu chứng nhận lãnh sự giấy tờ Ấn Độ sẽ được xử lý online như sau:

  • Sau khi người yêu cầu đăng ký online, dữ liệu sẽ được gửi tới hệ thống của Bộ Ngoại giao.
  • Hệ thống sẽ phân phối thông tin tới Cơ quan cấp liên quan/Cơ quan hành chính tổng hợp để cơ quan này chứng nhận điện tử đúng theo yêu cầu của Người yêu cầu.
  • Sau khi được Cơ quan cấp liên quan/Cơ quan hành chính tổng hợp chứng nhận, Bộ Ngoại giao Ấn Độ sẽ chứng nhận lãnh sự lên văn bản đó.
  • Bản sao kỹ thuật số đã được chứng nhận lãnh sự sau khi Bộ Ngoại giao Ấn Độ đóng tem chứng nhận lãnh sự.

👉 Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tại ĐSQ/LSQ Việt Nam + Dịch thuật

  • Bạn chuẩn bị
    • 01 tờ khai chứng nhận/ hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK,
    •  Bản gốc và 01 bản sao giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự,
    • bản sao giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, CMND)
  • Sau đó, bạn nộp hồ sơ tại Đại sứ quán/Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ để yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng giấy tờ để sử dụng tại Việt Nam.
    • Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ:
      • Địa chỉ: 20 Kautilya Marg, Chanakyapuri, New Delhi – 110021
      • ĐT: +91 7303625588
      • Giờ nhận hồ sơ: 10:00 sáng – 1:00 chiếu Thứ 3 và Thứ 6
    • Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Ấn Độ
      • Địa chỉ: B-306 Oberoi Chamber New Link Road Andheri (w), Mumbai 400 053, Ấn Độ
      • ĐT: +91 22 26736688
  • Bạn sẽ nhận được kết quả sau khi ĐSQ/Tổng LSQ Việt Nam dán tem hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch công chứng sang tiếng Việt.

3.2.2 Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ thông thường

Dưới đây là thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Ấn Độ thông thường, tức là các giấy tờ không thuộc hệ thống E-Sanad.

👉 Bước 1: Chứng thực giấy tờ

Đầu tiên, bạn sẽ gửi giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự đến Trung tâm chứng thực Khu vực (RAC). Đây là danh sách các Trung tâm chứng thực khu vực tại Ấn Độ.

Thẩm quyền của các trung tâm chứng thực khu vực này như sau:

  • Sở Nội Vụ/Cơ quan hành chính tổng hợp của Bang/Lãnh thổ liên bang chứng thực các giấy tờ cá nhân.
  • Bộ Giáo dục của Bang/Lãnh thổ liên bang chứng thực giấy tờ học thuật cấp tại Bang/Lãnh thổ liên bang đó.
  • Phòng thương mại chứng nhận Giấy tờ, chứng từ thương mại thuộc thẩm quyền.

👉 Bước 2: Hợp pháp hóa lãnh sự tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ

Mặc dù Bộ Ngoại giao Ấn Độ là cơ quan chứng nhận lãnh sự giấy tờ của Ấn Độ cấp, nhưng bạn sẽ làm việc với Trung tâm tiếp nhận hồ sơ do Bộ Ngoại giao Ấn Độ ủy quyền, chứ không nộp trực tiếp tại Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

Các Trung tâm này bao gồm:

  • IVS Global Services,
  • M/s Superb Enterprises Pvt. Ltd,
  • M/s Alhind Tours and Travels Pvt. Ltd., và
  • M/s BLS International Services Pvt. Ltd

Bạn có thể xem đầy đủ địa chỉ và thông tin liên hệ của các trung tâm này tại ĐÂY.

Hồ sơ bạn cần chuẩn bị để nộp tại Trung tâp tiếp nhận hồ sơ bao gồm:

  • Tài liệu gốc của giấy tờ đề nghị chứng nhận lãnh sự đã có xác nhận của cơ quan được chỉ định của Bang/Lãnh thổ liên bang nơi cấp giấy tờ + 01 bản copy
  • Bản gốc + 01 bản chụp hộ chiếu
  • Nếu là giấy tờ đề nghị hợp pháp hóa lãnh sự là Chứng từ thương mại thì cần nộp thêm Thư từ Công ty

Sau thời gian quy định, bạn sẽ nhận được giấy tờ đã dán tem chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Ấn Độ.

👉 Bước 3: Hợp pháp hóa lãnh sự tại ĐSQ/TLSQ Việt Nam + Dịch thuật

Bạn thực hiện đúng như bước 3 trong quy trình hợp pháp hóa lãnh sự E-Sanad bên trên.

Như vậy, chúng tôi đã hướng dẫn bạn chi tiết toàn bộ quy trình hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Ấn Độ để sử dụng tại Việt Nam. Nếu bạn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy cho chúng tôi biết qua số điện thoại +84.946.58.583 (áp dụng cả Zalo, Whatsapp, Viber).

3.3 Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của Ấn Độ để sử dụng tại Việt Nam mất bao lâu?

Tương tự như chứng nhận lãnh sự, thời gian hợp pháp hóa lãnh sự cũng mất khoảng 2 – 6 ngày làm việc, trong đó:

  • Thời gian chứng thực của Bộ Ngoại giao Ấn Độ là trong vòng 01 ngày.
  • Thời gian chứng thực tại ĐSQ/TLSQ Việt Nam tại Ấn Độ là 1 – 5 ngày làm việc.

3.4. Phí hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Ấn Độ

Để hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Ấn Độ, bạn cần nộp các khoản phí sau:

  • Phí công chứng: tùy vào từng tài liệu
  • Phí của Trung tâm tiếp nhận hồ sơ hợp pháp hóa lãnh sự tại Ấn Độ: 90 INR/giấy tờ, văn bản
  • Phí chứng nhận lãnh sự của Bộ Ngoại giao Ấn Độ: MIỄN PHÍ
  • Phí hợp pháp hóa lãnh sự của cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại Ấn Độ: 10 USD/tem
  • Phí chuyển phát (nếu có)

5. Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ

Như đã trình bày ở trên, để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ, bạn sẽ phải thực hiện nhiều giai đoạn khác nhau, đương nhiên cũng phải di chuyển qua nhiều cơ quan hành chính.

Nếu biết rõ đường đi nước bước, có thời gian thực hiện thủ tục thì người yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ chắc chắn sẽ phải bỏ ra nhiều thời gian và công sức.

Để tiết kiệm thời gian và công sức cho chính bản thân, nhiều khách hàng đã lựa chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ trọn gói của Vietnam-visa. Chúng tôi không chỉ hỗ trợ khách hàng một khâu trong quá trình, mà hỗ trợ tất cả các khâu bao gồm:

  • Dịch thuật công chứng,
  • Chứng nhận lãnh sự,
  • hợp pháp hóa lãnh sự

cho tất cả các giấy tờ, văn bản, bao gồm:

  • giấy tờ của Việt Nam để sử dụng tại Ấn Độ, và
  • giấy tờ của Ấn Độ để sử dụng tại Việt Nam.

Chúng tôi có văn phòng ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, rất thuận tiện cho bạn liên hệ thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự Ấn Độ dù bạn ở bất kỳ tỉnh thành nào.

  • Tầng 23, Tòa nhà Vinaconex 9, Phạm Hùng, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Phòng 403, Toà nhà Win home, 03 Nguyễn Văn Đậu, Phường 5, Quận Phú nhuận, TP Hồ Chí Minh

Yêu cầu làm Hợp pháp hoá lãnh sự Ấn Độ

  • Trọn gói. Vietnam-visa là cách nhanh nhất để hợp pháp hoá lãnh sự Ấn Độ.
  • Đơn giản. Vietnam-visa giúp bạn lấy kết quả với thủ tục & hồ sơ cực đơn giản
  • Chỉ từ 8 ngày. Vietnam-visa cam kết trả kết quả nhanh & đúng hẹn.

Bạn CHỈ CẦN gửi Bản gốc giấy tờ cần HPHLS – Việc còn lại để Vietnam-visa lo!

Tại sao chọn Vietnam-visa?

Liên hệ!

Fri Mar 05 2021, 10:18:06 (GMT+7)

header header header

Yêu cầu Báo giá Chứng nhận lãnh sự giấy tờ Việt Nam sử dụng tại Ấn Độ

Điền thông tin – Nhận BÁO GIÁ + TƯ VẤN THỦ TỤC trong 4 giờ làm việc

Yêu cầu Báo giá Hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ Ấn Độ sử dụng tại Việt Nam

Điền thông tin – Nhận BÁO GIÁ + TƯ VẤN THỦ TỤC trong 4 giờ làm việc

Yêu cầu Dịch vụ CNLS/HPHLS Ấn Độ

Điền thông tin > Nhận BÁO GIÁ + TƯ VẤN THỦ TỤC & HỒ SƠ trong 4 giờ làm việc