Chính sách thị thực của Việt nam

Cập nhật lần cuối: Jul 22, 2019

Có lẽ nhiều du khách chưa từng đi ra nước ngoài hoặc sở hữu một tấm hộ chiếu quyền lực và thường không phải xin visa khi đi ra nước ngoài có thể không biết rằng điều họ rất cần quan tâm tới mỗi chuyến đi ra nước ngoài là tấm thị thực (hay còn gọi là visa).

Và tất nhiên, Việt nam không phải là một ngoại lệ.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chính sách về visa nhập cảnh của chính phủ Việt nam, để có một cái nhìn tổng quan về phương diện này.

Nội dung:

I. Visa nhập cảnh Việt Nam là gì?

Visa nhập cảnh Việt Nam (hay còn gọi là Thị thực Việt Nam) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp (Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam hoặc Cục xuất nhập cảnh Việt nam), cho phép người nước ngoài nhập cảnh và lưu trú tại Việt Nam trong thời gian quy định.

Xin lưu ý rằng visa/thị thực hoàn toàn khác với Hộ chiếu Việt nam. Hộ chiếu Việt Nam là hộ chiếu được cấp cho công dân Việt Nam để đi lại quốc tế.

II. Hình thức visa Việt nam

Hiện tại, visa để nhập cảnh Việt nam được cấp theo một trong hai hình thức sau:

  1. Visa rời: thường được cấp cho những người trong hộ chiếu còn hiệu lực không còn trang trống;
  2. Visa dạng tem dán trên hộ chiếu.

Visa Việt Nam dạng visa rời

Visa Việt Nam dạng visa rời

Visa Việt Nam dạng visa dán

Visa Việt Nam dạng visa dán

III. Loại và ký hiệu thị thực Việt nam

Tùy vào mục đích nhập cảnh, và thị thực Việt nam hiện được phân thành 20 loại, mỗi loại đi kèm ký hiệu tương ứng (theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số 47/2014/QH2013 ngày 16/06/2014 do Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam ban hành). Cụ thể là:

  1. Visa ký hiệu NG1  là loại visa cấp cho thành viên đoàn khách mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ.
  2. Visa ký hiệu NG2 – Cấp cho thành viên đoàn khách mời của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; thành viên đoàn khách mời cùng cấp của Bộ trưởng và tương đương, Bí thư tỉnh ủy, Bí thư thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  3. Visa ký hiệu  NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
  4. Visa ký hiệu NG4 – Cấp cho người vào làm việc với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ; người vào thăm thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ.
  5. Visa ký hiệu  LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
  6. Visa ký hiệu  LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
  7. Visa ký hiệu  ĐT – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
  8. Visa ký hiệu  DN – Cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam.
  9. Visa ký hiệu NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  10. Visa ký hiệu NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  11. Visa ký hiệu NN3 – Cấp cho người vào làm việc với tổ chức phi chính phủ nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa và tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
  12. Visa ký hiệu DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
  13. Visa ký hiệu HN – Cấp cho người vào dự hội nghị, hội thảo.
  14. Visa ký hiệu PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
  15. Visa ký hiệu PV2 – Cấp cho phóng viên, báo chí vào hoạt động ngắn hạn tại Việt Nam.
  16.  Visa ký hiệu – Cấp cho người vào lao động.
  17. Visa ký hiệu DL – Cấp cho người vào du lịch.
  18. Visa ký hiệu TT – Cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
  19. Visa ký hiệu VR – Cấp cho người vào thăm người thân hoặc với mục đích khác.
  20. Visa ký hiệu SQ – Cấp cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 của Luật quản lý xuất nhập cảnh.

Hai loại visa phổ biến nhất mà du khách tới Việt nam hiện nay hay xin đó là visa du lịch (DL)visa công tác (DN).

Dựa trên số lần nhập cảnh, thị thực Việt Nam được phân thành:

  1. Thị thực nhập cảnh 1 lần; và
  2. Thị thực nhập cảnh nhiều lần.

Thị thực nhập cảnh 1 lần cho phép người nước ngoài chỉ được nhập cảnh 1 lần vào Việt nam trong suốt thời hạn hiệu lực của thị thực, và khi ra khỏi Việt nam thì visa này sẽ hết hạn. Còn thị thực nhập cảnh nhiều lần cho phép người nước ngoài ra vào Việt nam nhiều lần trong suốt thời gian hiệu lực của visa.

Dựa theo thời hạn hiệu lực, visa Việt nam được phân thành:

  1. Visa 1 tháng;
  2. Visa 3 tháng;
  3. Visa 6 tháng;
  4. Visa 1 năm.

IV. Đối tượng được miễn visa nhập cảnh Việt nam?

Tại thời điểm hiện tại, không phải người nước ngoài nào vào Việt nam cũng bắt buộc phải xin visa. Việt nam có chính sách miễn visa đối với một số nhóm đối tượng dưới đây.

Miễn visa cho công dân nước ngoài có hộ chiếu phổ thông:

Đến nay, công dân nước ngoài mang hộ chiếu phổ thông của 24 quóc gia không phải xin visa để nhập cảnh Việt nam trong một só hoàn cảnh nhất định. Thời gian miễn visa cao nhất là 90 ngày, và thấp nhất là 14 ngày.

Bạn có thể xem thông tin về việc miễn visa Việt nam cho người nước ngoài mang hộ chiếu phổ thông cũng như các điều kiện đi kèm nếu có tại đây.

Chính sách miễn visa Việt nam cho người nước ngoài mang hộ chiếu phổ thông

Bản đồ mô tả chính sách miễn visa Việt nam cho người nước ngoài mang hộ chiếu phổ thông (Nguồn: Wikipedia)

Chính sách miễn visa dành cho Việt Kiều mang hộ chiếu nước ngoài

Việt Kiều mang hộ chiếu nước ngoài hoặc người nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài là chồng/vợ hoặc con của Việt Kiều hoặc công dân Việt nam có thể xin giấy miễn visa Việt nam 5 năm. Người được cấp giấy miễn thị thực này được nhập cảnh và lưu trú tại Việt nam tối đa 180 ngày mỗi lần, và có thể gia hạn thêm 180 ngày nữa nếu muốn lưu trú tại Việt Nam lâu hơn.

► Xem thông tin chi tiết về Miễn Visa Việt nam 5 năm.

Chính sách miễn visa cho người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ

Những người mang hộ chiếu ngoại giao hoặc công vụ của các nước Afghanistan, Albania, Algeria, Angola, Argentina, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Belarus, Bolivia, Brazil, Bulgaria, Chile, Trung Quốc, Colombia, Costa Rica, Côte d’Ivoire, Croatia, Cuba, Síp , Cộng hòa Dominican, Ecuador, Ai Cập, El Salvador, Pháp, Đức, Hungary, Ấn Độ, Iraq, Ý, Nhật Bản, Kazakhstan, Kuwait, Mexico, Moldova, Mông Cổ, Montenegro, Ma-rốc, Mozambique, Myanmar, Nicaragua, Triều Tiên, Pakistan, Panama, Paraguay, Peru, Philippines, Romania, Nga, Serbia, Seychelles, Singapore, Slovenia, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Sudan, Tanzania, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Uruguay, Venezuela, và những người mang hộ chiếu ngoại giao của Cộng hòa Séc, Estonia, Israel, Malta, Ba Lan, Slovakia, Thụy Sĩ và Uzbekistan được miễn visa nhập cảnh Việt nam.

Thỏa thuận miễn visa cho những người mang hộ chiếu ngoại giao của Ethiopia được ký vào tháng 8 năm 2018, của Hy Lạp được ký vào tháng 7 năm 2018, của Namibia được ký vào ngày 19 tháng 11 năm 2013 và của Cameroon được ksy vào tháng 12 năm 2017 nhưng vẫn chưa có hiệu lực thực thi.

Chính sách miễn visa cho người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ

Bản đồ mô tả Chính sách miễn visa cho người nước ngoài mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ (Nguồn: Wikipedia)

Chính sách miễn visa dành cho du khách đến Đảo Phú Quốc

Tất cả du khách di chuyển thẳng từ nước ngoài đến đảo Phú Quốc và lưu trú tại đó không quá 30 ngày thì không bắt buộc phải xin visa nhập cảnh Việt Nam. Điều đó có nghĩa là dù bạn có nằm trong danh sách được miễn thị thực Việt nam ở trên hay không, nếu bạn di chuyển trực tiếp đến Phú Quốc từ nước ngoài, bạn đều được miễn visa 30 ngày.

V. Cách xin visa nhập cảnh Việt Nam

Những người không phải đối tượng được miễn visa nhập cảnh Việt nam BẮT BUỘC phải xin visa thì mới được nhập cảnh vào Việt Nam. Tuy nhiên, với chính sách mở cửa du lịch của chính phủ Việt Nam, việc xin visa hoàn toàn không có bất cứ khó khăn nào. Hiện nay có 3 cách để xin được visa vào Việt Nam, đó là:

  1. Xin visa tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt nam tại nước ngoài;
  2. Xin visa cấp tại sân bay Việt nam; và
  3. Xin visa điện tử (e-visa).

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể từng cách xin visa Việt nam.

1. Visa tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt nam tại nước ngoài

Đây là cách xin visa để nhập cảnh Việt nam lâu đời nhất, và đơn vị cấp visa là cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài (Đại sứ quán/Lãnh sự quán).

Để xin loại visa này, thông thường đương đơn sẽ cân:

  • Truy cập vào website của Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt nam mà họ muốn nộp hồ sơ xin visa;
  • Hoàn thành tờ khai xin visa, in ra, dán ảnh và ký tên, hoặc download tờ khai, in ra, điền thông tin, dán ảnh và ký tên;
  • Đi đến văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt nam để nộp tờ khai, hộ chiếu gốc và các giấy tờ khác theo yêu cầu và nộp phí visa;
  • Về nhà và chờ ngày hẹn đến lấy visa;
  • Quay trở lại văn phòng Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt nam để lấy hộ chiếu và visa.

Thời gian xử lý đơn xin visa có thể kéo dài từ 3-5 ngày làm việc sau khi đã có đầy đủ hồ sơ. Phí xin visa khác nhau, phụ thuộc vào cơ quan Đại sứ quán/Lãnh sự quán cấp.

Bạn có thể xem thông tin liên hệ cũng như địa chỉ của các Đại sứ quán/Lãnh sự quán tại nước ngoài tại đây.

2. Visa nhập cảnh sân bay Việt nam (visa cấp tại sân bay – visa tại chỗ)

Visa nhập cảnh sân bay Việt nam do Cục Xuất nhập cảnh Việt nam cấp. Đây là cách xin visa được nhiều du khách sử dụng do:

  • Thuận tiện;
  • Đơn giản;
  • Có thể xử lý khẩn;

Để xin visa cấp tại sân bay Việt Nam, đương đơn cần thực hiện 3 bước sau:

  1. Truy cập website của một đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ xin visa Việt nam, sau đó hoàn thành tờ khai online, và thanh toán phí dịch vụ cho đơn vị đó.
  2. Sau một thời gian nhất định, thường là 2 ngày làm việc với visa du lịch hoặc 7 ngày làm việc với visa công tác, đương đơn sẽ nhận được công văn chấp thuận thị thực (hay còn được gọi là công văn cho phép nhập cảnh Việt nam);
  3. Cuối cùng, đương đơn sẽ được dán tem visa khi đến sân bay Việt nam. Quy trình dán tem visa cụ thể tại từng sân bay được trình bày tại đây.

Lưu ý về visa cấp tại sân bay:

  • Có thể xử lý gấp trong ngày, hoặc trong 2 đến 4 giờ làm việc;
  • Loại visa này áp dụng cả với khách du lịch và khách công tác, có thời hạn hiệu lực tối đa 1 năm.
  • Loại visa này chỉ dành cho du khách đến Việt nam bằng đường hàng không.
  • Để lấy visa tại sân bay Việt nam, du khách phải thanh toán 02 loại phí, bao gồm phí dịch vụ và phí dán tem. Xem thêm Phí xin visa cấp tại sân bay Việt Nam.

3. Visa điện tử (hay E-visa)

Đây là cách xin thị thực Việt nam mới nhất, mới được đưa vào áp dụng từ ngày 01/02/2017. Thời gian xử lý đơn xin visa điện tử là 3 ngày làm việc, phí xin visa này là 25 USD. Loại visa này được cấp cho khách du lịch, có thời hạn hiệu lực 30 ngày, chỉ áp dụng với 1 lần nhập cảnh, và hiện chỉ công dân của 80 quốc gia được xin loại visa này.

Bạn có thể vào link này để xem trọn bộ thông tin hướng dẫn về visa điện tử Việt nam, bao gồm:

  • Đối tượng được cấp visa điện tử để nhập cảnh Việt nam;
  • Cửa khẩu chấp nhận visa điện tử;
  • Cách xin visa điện tử để nhập cảnh Việt nam;
  • Phí xin visa điện tử;
  • Một số lưu ý quan trọng về visa điện tử để vào Việt nam.

Trên đây là toàn bộ chính sách về thị thực nhập cảnh của Việt Nam. Mặc dù chúng tôi luôn nỗ lực cập nhật những thông tin mới nhất, nhưng có thể vẫn có những thông tin mà chúng tôi chưa kịp cập nhật. Nếu quý vị có thểm bất kỳ thông tin nào, hãy chia sẻ với chúng tôi.

Tại sao chọn Vietnam-visa?

Liên hệ!

Fri Mar 05 2021, 10:18:06 (GMT+7)

header header header